CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Hướng dẫn nghiệp vụ chứng thực đối với Văn bản thỏa thuận sử dụng lối đi chung
20/02/2023 07:33:18

Hướng dẫn nghiệp vụ chứng thực đối với Văn bản thỏa thuận sử dụng lối đi chung
17/01/2023 03:13:49

Hiện nay, trong thực tế nhiều đơn vị tư pháp còn băn khoăn về việc chứng thực đối với Văn bản thỏa thuận lối đi chung là chứng thực chữ ký hay là chứng thực hợp đồng giao dịch. Theo quy định của pháp luật thì việc chứng thực đối với Văn bản thỏa thuận sử dụng lối đi chung là chứng thực hợp đồng, giao dịch, cụ thể như sau:

Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về ranh giới giữa các thửa đất. Theo đó, ranh giới được xác định theo các cách sau đây: Theo thỏa thuận giữa các bên; Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Theo tập quán; Theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp

Bởi nguyên tắc quan trọng của việc sử dụng lối đi chung chính là sự thỏa thuận. Do đó, các chủ sở hữu có thể thỏa thuận với nhau về việc tạo dựng mốc giới: hàng rào, cây, xây tường…. Lúc này, các mốc giới sẽ thuộc sở hữu chung của tất cả các chủ sử dụng.

Ngoài ra, nếu các mốc giới ngăn cách các thửa đất do một bên tạo ra, được chủ sở hữu mảnh đất bên cạnh đồng ý thì mốc đó sẽ thuộc sở hữu chung; Còn nếu không được bên kia đồng ý vì lý do chính đáng thì người này phải dỡ bỏ.

Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

- Bảo đảm việc khai thác hợp với mục đích sử dụng đất

- Không được lạm dụng quyền đối với đất liền kề của người khác

- Không được ngăn cản hoặc khiến việc khai thác đất liền kề trở nên khó khăn

- Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách

- Bất cứ ai cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung

Các bên trong Văn bản thỏa thuận là tất cả các thành viên của hộ gia đình sở hữu thửa đất liền kề, những người chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp của mảnh đất trong thỏa thuận. Theo đó, mỗi bên có thể là cá nhân độc thân, hai vợ chồng hoặc hộ gia đình.

Đối tượng của Văn bản thỏa thuận là hai quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở liền kề nhau. Trong Văn bản này, các bên nên nêu rõ, cụ thể về thông tin của hai đối tượng này: Số thửa, số tờ bản đồ, địa chỉ, thông tin về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Bởi văn bản này là văn bản thỏa thuận của các bên về việc sử dụng lối đi chung nên trước hết trong văn bản cần nêu rõ thỏa thuận mà hai bên đã thống nhất: Ngõ đi chung được xác định thế nào, nằm trên đất của nhà ai, quyền và nghĩa vụ phát sinh đối với diện tích đi chung này thế nào, cam kết thực hiện thỏa thuận của các bên …

Như vậy, nội dung trong văn bản thỏa thuận sử dụng lối đi chung có chứa các thỏa thuận về giao dịch dân sự. Theo quy định tại Điều 116 của Bộ luật Dân sự năm 2015 và khoản 4 Điều 25 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì văn bản này phải được chứng thực theo trình tự, thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch, không thực hiện chứng thực chữ ký.

Nguồn: Cổng TTĐT Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương. 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ THỐNG NHẤT - HUYỆN GIA LỘC

Trưởng Ban Biên tập: Đồng chí Đoàn Văn Thoảng  - Phó chủ tịch UBND xã

Địa chỉ: UBND xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 02203.716.613

Email: ......

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 0
Tất cả: 0